Sự kiện - chuyên đề:

Điện lực Thanh Hóa

VHDN: Phương án vận hành kết dây lưới 110 kV theo phương thức kết dây của Điều độ Hệ thống điện miền Bắc. Với tình hình nguồn điện hiện nay giữa cung và cầu không cân đối, đặc biệt là ở Thanh Hóa các trạm biến áp đều quá tải, các thiết bị đã cũ hoặc lạc hậu, thậm chí còn bị gỉ sét làm ảnh hưởng rất lớn đến tải trọng của dòng điện, gây mất an toàn và tai nạn trong quá trình dòng điện hoạt động.

Ảnh minh họa nguồn internet

Trước tình hình đó, Giám đốc công ty Điện lực Thanh hóa đã tổ chức họp cán bộ công nhân viên và đi tới thống nhất xây dựng phương án khắc phục. Phương án đã được xây dựng cho tất cả các trạm biến áp về cách xử lý và vận hành cho từng năm và 5 năm, đặc biệt là phương án vận hành kết dây lưới 110 kV theo phương thức kết dây của Điều độ Hệ thống điện miền Bắc.

Khi có sự cố xảy ra trên lưới điện 110kV, Điều độ A1 sẽ điều hành phân đoạn để xử lý sự cố, Điều độ B9 có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chủ động huy động các mạch vòng trung thế để cấp điện cho phụ tải. 

Tính đến tháng 02 năm 2019, khu vực Thanh Hóa có:

16 trạm biến áp 110kV với tổng công suất đặt (các MBA đang đấu nối trên lưới) là 1124 MVA.  31 đường dây với tổng chiều dài 521.325km (chưa tính XT sau TBA 220 Nông Cống mới đóng điện dài 11,4 km mạch kép).

Hiện nay khu vực Thanh Hóa nhận điện từ:

Trạm 220kV Ba Chè, trạm 220kV Nghi Sơn, TBA 220kV Bỉm Sơn và trạm 220 kV Nông Cống.

Các NMĐ:

– A9.0 TĐ Cửa Đạt 97 MVA, Xuân Minh 15 MVA đấu nối vào trạm 220kV Ba Chè và trạm 110kV Mục Sơn.

– A37 NĐ Ninh Bình trạm 220kV Bỉm Sơn.

–  TĐ Bá Thước 2 (A9.30) 4x 20 MVA đấu nối vào trạm 220kV Bỉm Sơn.

– TĐ Bá Thước 1(A9.40) 4×15 MVA đấu nối vào trạm 110kV Bá Thước.

– Năng lượng mặt trời (A9.55) 30 MVA đấu nối lên ĐZ 175 E9.2.

Có thể nói trong 10 TBA có 02 đường dây cấp điện trở lên, độ tin cậy tương đối cao: Núi Một (E9.1); Thọ Xuân (E9.3); Hà Trung (E9.4); Nông Cống (E9.8); TP. Thanh Hóa (E9.9); Tĩnh Gia (E9.13); Hoằng Hóa (E9.14); Triệu Sơn (E9.17); Hậu Lộc (E9.18); Tây TP (E9.26)

+ 06 TBA chỉ có 01 đường dây cấp điện TBA 110 kV Thiệu Yên (E9.5); Sầm Sơn (E9.11); Bá Thước (E9.12); Ngọc Lặc (E9.21); Yên Định (E9.26) và trạm 110 kV Bỉm Sơn (E9.23). Đặc biệt khi cắt điện ĐZ 175 E9.2-171E9.26 bị mất điện trên diện rộng khoảng 11 huyện miền núi và 04 TBA 110 kV.

Hiện khu vực Thanh Hóa các MBA vận hành mang tải cao vào giờ cao điểm gồm: T1& T2 E9.1 Núi Một, T1&T2 Thọ Xuân (E9.3), T1&T2 Hà Trung (E9.4), T1&T2 Thiệu Yên (E9.5), T1&T2  Nông Cống, T1 Triệu Sơn và T1 Yên Định, thường xuyên mang tải cao vào giờ cao điểm từ 80 – 95% và có nhiều thời điểm quá tải đặc biệt T1, T2 Nông Cống hiện nay đang cấp về Quảng Xương. T1&T2 Sầm Sơn sẽ quá tải vào mùa hè

– Về điện áp: nhìn chung điện áp phía 110kV tại các TBA khu vực Thanh Hóa tương đối ổn định nằm trong khoảng 108 – 117kV.

– Vận hành tụ bù: Hiện khu vực Thanh Hóa có 01 bộ tụ bù 110kV (15MVAr) và 08 bộ tụ bù trung áp với tổng dung lượng 36 MVar, phương thức vận hành thường xuyên

Trong phương án đã đề ra những giải pháp cụ thể trong vận hành và xử lý thay thế thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ chính trị  và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Đình Mạnh

10:37:50 11-06-2019

VHDN: Phương án vận hành kết dây lưới 110 kV theo phương thức kết dây của Điều độ Hệ thống điện miền Bắc. Với tình hình nguồn điện hiện nay giữa cung và cầu không cân đối, đặc biệt là ở Thanh Hóa các trạm biến áp đều quá tải, các thiết bị đã cũ […]

Đối tác của chúng tôi