Sự kiện - chuyên đề:

VHDN: Để hình thành nên một BNI vững mạnh là một quá trình đào tạo, “ươm mầm” cảm hứng, lý tưởng, văn hóa cho các doanh nghiệp thành viên của BNI. Việc phát triển các doanh nghiệp cũng là tầm nhìn dài hạn cho phát triển BNI tại Việt Nam.

Để hiểu hơn về BNI và tầm nhìn của BNI trong những năm tới, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Hồ Quang Minh – Chủ tịch BNI Việt Nam.

Thưa ông, 9 năm qua, BNI luôn vững mạnh trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam thì ông có những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Ông Hồ Quang Minh: Câu chuyện trong 9 năm qua của BNI là đã giúp cho doanh nhân Việt Nam thay đổi về cách làm kinh doanh. Trước đây, người ta đến với nhau chỉ đơn giản là bán hàng, còn bây giờ người ta đến là để xây dựng mối quan hệ một cách bài bản. Đến là tìm hiểu đối tác, bạn bè doanh nghiệp để giúp cho họ thu thập kinh nghiệm, kiến thức phát triển doanh nghiệp.

Điều thể hiện được thành tựu đó chính là người ta đến BNI thực hành triết lý “cho là nhận” và phương châm hoạt động “nuôi trồng không săn bắt”. Đến đây, các doanh nhân cần phải gặp mặt hàng tuần, họ phải chứng minh được sản phẩm, dịch vụ chất lượng, uy tín, tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng để tạo ra kết quả thật. Đó là cái mà doanh nhân họ thấy, họ thay đổi được các hành vi và họ làm việc giúp nhau là kết nối cách thức kinh doanh mà đất nước mình mong đợi nhiều năm qua. Mà nhiều tập thể các nơi đến nhìn BNI là một cộng đồng uy tín làm được điều đó.

Trong 9 năm qua, có một số thành viên vì chưa có hiểu rõ hết về BNI nên họ dừng tham gia. Vậy ông có chia sẻ gì về vai trò của BNI trong cộng đồng doanh nhân?

Ông Hồ Quang Minh: Môi trường BNI là môi trường phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có nhiều anh chị doanh nghiệp rất lớn họ thấy sự gắn kết cộng đồng và họ muốn đến với BNI. Nhưng họ đến thì họ lại thiếu đi sự hiểu rõ về cộng đồng BNI, đó chính là cam kết gặp mặt hàng tuần, xây dựng mối quan hệ uy tín chất lượng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn, rất lớn tham gia vào BNI nhưng không quản trị được việc cam kết hàng tuần này thành ra họ rời khỏi.

Bên cạnh đó, rất nhiều người đến với BNI với cái tôi của mình lớn và muốn đến chỉ vì mục đích kinh doanh. BNI là nơi mà mọi người đến với nhau để xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp mà mọi người đều có lợi.

Môi trường và triết lý của BNI do tiến sĩ Ivan Misner ngay từ đầu chính là “chúng ta đến để giúp nhau phát triển kinh doanh dựa trên hệ thống”. Đây chính là phương châm “nuôi trồng không săn bắt”. Môi trường BNI đó chính là môi trường cho đi. “Cho đi” phải hiểu được đồng đội và đối tác thì sau đó mới nhận lại được những gì “cho đi”.

Trong BNI là nhiều người, nhiều chuỗi doanh nghiệp, nên cái tôi quá lớn thể hiện ở đám đông và khác văn hóa thì người ta sẽ nghĩ “lệch” và sẽ rời khỏi. Họ dừng BNI có thể còn nhiều lí do riêng tư của cá nhân và doanh nghiệp.

Có thể nói, BNI có thể hợp với nhiều người nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Những người phù hợp, tham gia và phát triển với BNI thì phát triển doanh nghiệp trong nhiều năm qua rất là tốt.

Để phát triển vững mạnh như bây giờ, BNI đã đối mặt với những khó khăn nào trong quá trình vận dụng quy trình quốc tế?

Ông Hồ Quang Minh: Khi áp dụng quy trình BNI quốc tế vào Việt Nam thì sẽ không phù hợp với văn hóa số ít người. Trong cộng đồng BNI toàn cầu mọi người sẽ chọn vào giờ sáng sớm để trao nhau niềm tin, tinh túy nhất của trí tuệ mình cho đến những cộng đồng khác. Thì về Việt Nam và một số nước khác mọi người lại nói “Tại sao đi sớm thế?” Đây chính là một trong những điều khó khăn nhất khi xây dựng BNI tại Việt Nam.

Quan trọng nhất vẫn là hiện nay không có một cộng đồng doanh nhân hay tổ chức doanh nhân nào lại buộc các thành viên phải đến với nhau, gặp gỡ nhau hàng tuần với các cam kết. Thế nhưng các thành viên gia nhập vào BNI đều phải cam kết gặp gỡ nhau hàng tuần, học tập và giới thiệu các cơ hội kinh doanh cho nhau.

Để phát triển BNI Việt Nam ngày càng vững mạnh, thì tầm nhìn năm 2025 của BNI là gì?

Ông Hồ Quang Minh: Tầm nhìn của BNI đến năm 2025 sẽ là giúp cho 10.000 doanh nghiệp, họ đến với nhau, ứng dụng được hệ thống BNI trên   toàn cầu và cộng đồng BNI trên toàn cầu để họ phát triển mối quan hệ, hình thành một doanh nghiệp bài bản và có nhiều đối tác ở toàn cầu để kinh doanh.

Để làm được những điều này, ông và cộng đồng BNI có những kết hoạch thế nào?

Ông Hồ Quang Minh: Với mong muốn phát triển BNI Việt Nam với 10.000 thành viên, BNI sẽ tập trung các hoạt động chính:

BNI Việt Nam sẽ đứng ra mời các chuyên gia trên toàn cầu về đào tạo BNI cho tất cả DnA và thành viên.

Thứ 2 là chuyển giao công nghệ, công cụ tìm kiếm và đào tạo như: BNI University, BNI Mobi Apps,… cho các cấp quản lý của BNI ở các tỉnh thành. Từ đó, họ quy tụ được các doanh nhân đến để dạy, kèm cặp và tạo nên một cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó, các chapters, thành viên cần sử dụng công tác truyền thông để nhận thức được giá trị cộng đồng trong BNI và các công nghệ của BNI áp dụng trong quá trình sinh hoạt và chia sẻ cho nhau.

Trong những năm tiếp theo, BNI dự kiến có những hoạt động nào để trao cơ hội kết nối thương mại và phát triển Văn hóa Doanh nghiệp đối với các thành viên?

Ông Hồ Quang Minh: Văn hóa Doanh nghiệp được thể hiện rất rõ trong triết lý cho và nhận hay 7 giá trị cốt lõi của BNI là: Đến để xây dựng mối quan hệ, đến để có thái đội tích cực và tinh thần hỗ trợ cho nhau,… BNI cũng có chương trình hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp hàng tháng, ít nhất 1 lần để các thành viên học tập, chuyển giao công nghệ.

Thứ hai là sẽ triển khai xuyên suốt năm tới về chủ đề Văn hóa Doanh nghiệp. Để phát triển được quá trình này, BNI đã hợp tác cùng với Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp do ông Hồ Anh Tuấn làm Chủ tịch Hiệp hội để đồng hành với BNI triển khai cùng với lãnh đạo địa phương của BNI cho mọi người ý thức hơn về Văn hóa Doanh nghiệp.

Nếu có được Văn hóa Doanh nghiệp thì người ta sẽ có một doanh nghiệp bền vững, lâu dài với những người tài. Có văn hóa bền vững thì mới có doanh nghiệp bền vững.

Làm thế nào để Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với Văn hóa Doanh nghiệp thế giới?

Ông Hồ Quang Minh: Khi xưa, người ta nói BNI được thành lâp ở Mỹ (BNI Mỹ), nhưng bấy giờ người ta sẽ nói BNI toàn cầu. Khi ý thức được kinh doanh toàn cầu thì cần phải biết trang bị những gì mà người cần ta để làm.

Khi hội nhập, phát triển ra một đất nước khác, thì chúng ta cần phải hiểu rõ Văn hóa Doanh nghiệp, con người ở nước đó trước để khi đi sẽ giao tiếp thành công. Thì tự động sẽ dịch chuyển văn hóa địa phương thành văn hóa toàn cầu của người chủ doanh nghiệp đó.

Bên cạnh các yếu tố trên, thì việc cải thiện chất lượng dịch vụ là yêu cầu ưu tiên số một khi doanh nghiệp hội nhập ra thị trường trong nước và thế giới. Công ty cần phải tôn trọng văn hóa địa phương và tôn trọng về dịch vụ số, coi trọng khách hàng, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng đó chính là Văn hóa của doanh nghiệp hội nhập.

Xin cảm ơn ông về buổi chia sẻ ngày hôm nay !

PV

16:12:07 15-08-2019

VHDN: Để hình thành nên một BNI vững mạnh là một quá trình đào tạo, “ươm mầm” cảm hứng, lý tưởng, văn hóa cho các doanh nghiệp thành viên của BNI. Việc phát triển các doanh nghiệp cũng là tầm nhìn dài hạn cho phát triển BNI tại Việt Nam. Để hiểu hơn về BNI […]

Đối tác của chúng tôi