Sự kiện - chuyên đề:

Thái Nguyên: Linh từ Đá Thiên hay Đền Đá Thiên ?

Nếu không có tranh chấp chủ quyền ngôi đền thì chắc chắn không có gì phải xem xét đến lịch sử và tên gọi chính xác khu thờ cúng linh thiêng này? Linh từ Đá thiên hay Đền Đá Thiên có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều nữa vì ngay cổng chính vào khu thờ cúng này đã ghi rõ bằng chữ Quốc ngữ viết theo kiểu thư pháp “Linh từ Đá Thiên”, do bà Hoàng Thị Lý tự đứng ra xây dựng và lập nên, bà Lý sử dụng thửa đất có khu thờ cúng này suốt hơn 50 năm qua?

Linh từ Đá Thiên.

XÁC MINH KHÁCH QUAN KHI CHƯA TRANH CHẤP?

Cái tên “Đền Đá Thiên” đã hình thành từ đâu và do ai đặt, không ai lý giải và có căn cứ chứng minh được nên tự đi đến thống nhất là do dân gian truyền miệng mà ra trước đó? Chỉ đến khi khu thờ cúng này đang xây dựng (ngày 17/6/2008) thì UBND thị trấn Trại Cau đã tiến hành tổ chức đoàn kiểm tra, xác minh với đầy đủ các thành phần gồm: chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan chuyên môn, công an chính quy, chi bộ đảng, tổ nhân dân và chủ đầu tư xây dựng ngôi đền này, xác minh hiện trạng lập thành văn bản có ghi “đền Đá Thiên thị trấn Trại Cau do bà Hoàng Thị Lý đứng ra xây dựng và lập nên”. Có lẽ đây là văn bản đầu tiên ghi tên “Đền Đá Thiên” do chính quyền thị trấn Trại Cau đặt. Mặc cho khu thờ cúng này đã khắc ghi trên cổng ra vào bốn chữ “Linh từ Đá Thiên” bằng chữ Quốc ngữ (viết thư pháp theo kiểu chữ Hán).

Trong văn bản, UBND thị trấn Trại Cau đã xác minh khu thờ cúng này “trước đây có một cây hương gọi là miếu” chứ chưa được gọi là đền. Đến năm 2014, sau khi khu thờ cúng này đã xây dựng cơ bản với các công trình như hiện có, du khách thập phương đến lễ bái, công đức ngày càng đông đúc, một số doanh nghiệp muốn kiếm chác lợi nhuận nên đã “vẽ ra” các dự án du lịch tâm linh và “mượn tay” chính quyền “công hữu” ngôi đền. Mục đích thâu tóm khoản lợi nhuận theo họ nghĩ rất giá trị này cho những tư nhân ở nơi khác đến?

Chính quyền thị trấn Trại Cau với trách nhiệm quản lý nhà nước của mình đáng ra phải bảo vệ dân, bảo vệ chính kiến của mình ở văn bản xác minh ngày 17/6/2008 đang có giá trị pháp lý. Nhưng không, họ lại quay ngoắt 180 độ dẫm đạp lên lẽ phải, vứt bỏ sự thật mà chính họ đã xác minh trước đó để tạo ra tranh chấp gây xáo trộn, mất an ninh trật tự ở địa phương trong suốt thời gian dài vừa qua?

MỤC ĐÍCH KHÔNG KHÁCH QUAN?

Xảy ra tranh chấp “ngôi đền” (gọi theo văn bản của UBND thị trấn Trại Cau) này hoàn toàn không phải do có ý kiến hoặc có khiếu kiện của chủ thể nào khác về việc đầu tư xây dựng ngôi đền nên họ chuyển sang tranh chấp về đất đai giữa chính quyền sở tại với người dân xây dựng ngôi đền?

Chính quyền phủ nhận văn bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất năm 2013 do chính mình lập ra với chủ sử dụng đất là bà Hoàng Thị Lý để cho rằng đất này là đất công. Theo họ, đã là đất công thì tài sản trên đất này phải là của công?

Đi theo lý luận này, chính quyền huyện và thị trấn tổ chức 2 cuộc họp xác minh về ngôi đền. Thị trấn Trại Cau tổ chức cuộc họp tại UBND ngày 2/4/2019 với nhiều người biết việc tham dự. Trong đó phải kể đến ông Hoàng Văn Hoà người được chính quyền nhắc đến như một chứng nhân của ngôi đền đã xác nhận: Gia đình ông có thờ cúng ở nơi này từ lúc chỉ có một cây hương được che bằng phên liếp. Từ những năm sáu mấy ông không nhớ chính xác, ông đã không thờ cúng ở đây nữa. Bà Hoàng Thị Lý tiếp nhận và xây dựng ngôi đền này khang trang như ngày hôm nay…, nếu dự án có lấy thì phải bàn bạc thoả đáng với bà Lý mới được. Đừng để xảy ra tranh chấp, vì ngôi đền này rất linh thiêng…? Cuộc xác minh này chính quyền thị trấn Trại Cau đã không đạt mục đích?

Cuộc xác minh thứ 2 do UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức ngày 26/9/2019. Bà Nguyễn Thị Yến – Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì. Thành phần dự họp gồm nguyên lãnh đạo thị trấn qua các thời kỳ, những người cao tuổi ở địa phương và những người biết về ngôi đền tới dự. Tất cả các ý kiến phát biểu trong hội nghị đều khẳng định đền Đá Thiên thị trấn Trại Cau là do bà Hoàng Thị Lý xây dựng. Đúng như biên bản UBND thị trấn Trại Cau đã xác minh ngày 17/6/2008 trước đây. Nhân chứng Hoàng Văn Hoà vẫn giữ nguyên nội dung phát biểu của mình tại hội nghị thị trấn: Đền Đá Thiên là do bà Hoàng Thị Lý xây dựng và quản lý từ những năm 70 của thế kỷ trước, không phải do ông xây dựng?

Chủ trì hội nghị là bà Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ không có căn cứ để kết luận đền Đá Thiên là do cộng đồng dân cư xây dựng nên chỉ kết luận thửa đất này là đất công do UBND thị trấn Trại Cau quản lý. Để làm cơ sở cho việc giải quyết đúng sai về chủ thể ngôi đền? Không một ai trong hội nghị đưa ra ý kiến về văn bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất do UBND thị trấn Trại Cau đã xác nhận chủ sử dụng đất là bà Hoàng Thị Lý năm 2013. Kể cả người đã ký tên đóng dấu vào văn bản này là ông Vũ Đăng Khoa – Chủ tịch UBND thị trấn có mặt tại hội nghị cũng không hề có ý kiến? Có thể hiểu được mục đích của họ chính là phủ nhận việc bà Hoàng Thị Lý đã sử dụng liên tục và ổn định thửa đất này từ năm 1967 đến nay để cấp giấy CNQSDĐ theo luật định?

Với lý luận “đất công – tài sản trên đất phải là của công” nên chính quyền huyện Đồng Hỷ và thị trấn Trại Cau đã có hàng loạt bước đi nhằm thôn tính ngôi đền không đúng pháp luật? “Linh từ Đá Thiên” được khắc ghi trên cổng vào từ khi xây dựng, hiểu đơn giản đây chính là nơi thờ tự linh thiêng của gia tộc bà Hoàng Thị Lý, phù hợp với Khoản 5, Điều 100 Luật Đất đai hiện hành. Là đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mọi việc đã quá rõ ràng, chính quyền đã mất quá nhiều công sức xác minh điều tra sự việc. Dư luận đang quan tâm đặt câu hỏi: UBND huyện Đồng Hỷ ra quyết định thanh tra toàn diện ngôi đền, không biết còn những uẩn khúc nào khác nữa mà phải dùng đến biện pháp thanh tra mới làm sáng tỏ sự việc này?

Thu Hà

09:25:12 10-08-2020

Nếu không có tranh chấp chủ quyền ngôi đền thì chắc chắn không có gì phải xem xét đến lịch sử và tên gọi chính xác khu thờ cúng linh thiêng này? Linh từ Đá thiên hay Đền Đá Thiên có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều nữa vì ngay cổng chính vào khu […]

Đối tác của chúng tôi