Sự kiện - chuyên đề:

Lần đầu tiên diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội

Sáng 6/9, tại Nhà Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước.

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV để quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 5, đồng thời đánh giá việc thực hiện các luật, nghị quyết được Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4.

Đây là hoạt động chưa có tiền lệ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật. Đồng thời, thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.

Tại Hội nghị, Chính phủ sẽ báo cáo về tình hình tổ chức triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước Kỳ họp thứ 5; công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5

Hội nghị triển khai Kết luận của Bộ Chính trịtrị về định hướng xây dựng chương trình pháp luậtluật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, ngày 03/11/2021
Hội nghị triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chương trình pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có báo cáo đánh giá tình hình triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội được thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 và công tác triển khai các luật, nghị quyết, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá tình hình thực hiện luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay; kịp thời đôn đốc và xem xét, xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong triển khai, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; Tăng cường công tác phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan trong việc tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, các giải pháp bảo đảm được đề ra tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ lập pháp cần hoàn thành trước ngày 31/12/2022; thống nhất về yêu cầu, nội dung triển khai công tác xây dựng pháp luật, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023 và năm 2024.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết kỳ họp thứ 5, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 1.010 văn bản, bao gồm 23 luật và 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Các luật, nghị quyết được Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện các giải pháp quyết liệt, hiệu quả phòng, chống đại dịch Covid-19; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho Chính phủ và chính quyền địa phương trong quản lý, điều hành; tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phát huy dân chủ, tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, Quốc hội đã cho phép thí điểm một số chính sách mới, một số cơ chế, chính sách đặc thù trên một số lĩnh vực và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế – xã hội và cả nước.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

08:48:07 06-09-2023

Sáng 6/9, tại Nhà Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước. Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc […]

Đối tác của chúng tôi