Sự kiện - chuyên đề:

Một doanh nhân tâm huyết với thơ ca

VHDN: Không chỉ lo công ăn việc làm, tạo niềm vui cho mọi người, mọi nhà có cuộc sống đủ đầy, ông Đào Huy Tùng còn tích cực hoạt động thơ ca làm giàu chất văn hóa trong doanh nghiệp, trong bạn thơ, giàu chất nhân văn trong cộng đồng và cả trong dòng họ.

Thạc sĩ Đào Huy Tùng

 

Thạc sĩ Đào Huy Tùng sinh năm 1946 tại làng Nhân Huệ, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc gia truyền nhiều đời. Ông nội là cụ Chùm Lang Đào Huy Cành, người được xem là trụ cột của các thầy lang trong vùng. Bố ông Tùng là cụ Đào Huy Quất từng là Phó Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phú, cố Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc), cũng là thầy lang có thương hiệu trong tỉnh…

Một gia thế thừa hưởng phúc lớn của Tổ tiên nên thế hệ ông cùng các anh em, con cháu sau này đều phát đạt và có cuộc sống hạnh phúc đủ đầy khá viên mãn. Thạc sĩ Đào Huy Tùng khi còn nhỏ chăm chỉ học hành và tu chí lớn. Vì thế, ông học ở các bậc học đều giỏi, đặc biệt tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải vào tốp đầu. Từ khi ra trường, kiến thức đã tích lũy về ngành giao thông, cùng ý chí nghị lực vươn lên, khiến ông từng bước trưởng thành dành được nhiều thành công trong nghề và trong đời, với những bước đi vững chắc. Khi đủ điều kiện tài chính, độ chín về công tác tổ chức, về kinh doanh và trải nghiệm thương trường, ông quyết định mở rộng Công ty đa ngành. Niềm hăng say đam mê sản xuất kinh doanh trong ông chưa lúc nào ngừng nghỉ và có “phúc” sẽ có “phần”. Doanh nghiệp của ông đã tạo cho hàng trăm lao động có việc làm ổn định, có thu nhập khá, Công ty có tích lũy để phát triển bền vững. Ông đã đạt được nhiều dự định và thành công trên con đường kinh doanh, dù vậy niềm đam mê về thơ ca đã nâng tâm hồn thi sĩ lên một tầm cao mới, để ông sống thanh thản, tiếp tục cống hiến cho đời.

   “Ta xây khách sạn lớn ven đường  /  Để bạn dừng chân rũ gió sương

      Để vơi bớt đi sầu lữ khách  /   Hương chiều đầm ấm dẹp buồn thương”.

Ông Đào Huy Tùng là thế! Không chỉ lo công ăn việc làm, tạo niềm vui cho mọi người, mọi nhà có cuộc sống đủ đầy, ông còn tích cực hoạt động thơ ca làm giàu chất văn hóa trong doanh nghiệp, trong bạn thơ, giàu chất nhân văn trong cộng đồng và cả trong dòng họ. Nhiều người họ Đào được ông quy tụ xum họp nhằm xây dựng khối đoàn kết dòng họ, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau và động viên nhau phát huy truyền thống gia đình, dòng họ và quê hương… Đã ngoài tuổi thất thập, ông Đào Huy Tùng vẫn tâm huyết đam mê thơ ca gắn với kinh doanh. Ông đã sáng lập Công ty Cổ phần Thơ ca – Du lịch & Khách sạn Việt Nam và làm Chủ tịch HĐQT. Trong đời sống xã hội, có nhiều câu lạc bộ thơ, hội thơ,  nhưng Công ty Cổ phần Thơ ca – Du lịch & Khách sạn Việt Nam thì còn vô cùng mới lạ trên đất nước này. Bởi Công ty Thơ ca thì làm sao có lợi nhuận để duy trì hoạt động. Bạn thơ thì có, thậm chí có nhiều, nhưng nhà thơ mà làm ra tiền từ thơ ca, thì hầu như chưa xuất hiện tài danh. Ông từng nói: “Du lịch là ngành công nghiệp  không có ống khói, còn khách sạn là con gà đẻ trứng vàng” từ đó, ông đã khéo gắn kết sự logic hợp lý cả dịch vụ du lịch và khách sạn để tạo ra giá trị vật chất, nâng bước giá trị tinh thần thăng hoa nhằm sáng tạo thơ ca, để làm đẹp cho đời. Ông quả là người đa tài, một doanh nhân  giàu chất nhân văn, nhưng cũng đa đoan, sống vui nhộn, chân thành quý mến bạn bè và cũng thật vô tư trong sáng.

Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam xin trích một số bài thơ được làm từ nguồn cảm hứng và sáng tạo của ông.

Mối tình sâu truyền kiếp

Ngưu Lang Chức Nữ – đâu chẳng thấy /  Hẫng cả một năm một kiếp chờ

Ô Thước đón mời xuân thu tới  / Mưa thấm tim nhau áo ướt rồi

Bồng Đảo hai tòa vầng nhật nguyệt  / Tí tách bên thềm mưa ngâu rơi

Ô kìa bảy sắc cầu vồng tới  / Chức Nữ về trời Ngưu Lang ơi

Xin hẹn mùa ngâu sang năm tới  /  Thỏa chí tương phùng – Ngưu Lang ơi!

Ba kì tháng Bảy mưa tầm tã  / Trăm năm Phật Tích – động Chùa Trầm

Bồng lai tiên cảnh – lòng sao xuyến  /  Để rối tơ lòng em đa đoan

Tay nắm trong tay lòng trĩu nặng  / Tháng Bảy mưa ngâu mối sầu.

 

 

Mừng tuổi bảy mươi

 

Đã định dừng cương tuổi xế tà  / Đường về Tây Trúc hãy còn xa

Lại mau rong ruổi dồn chân bước  / Mặc bóng hoàng hôn sắp nhạt nhòa

Đường rộng ta đi chặng cuối rồi / Nhìn về tiên cảnh vẫn xa xôi

Hoàng hôn khắc khoải mờ sương gió / Phiêu lãng chân mây lạc cuối trời

Ta xây khách sạn lớn ven đường / Để tạm dừng chân rũ gió sương

Để vơi bớt đi sầu lữ khách  / Hương chiều đầm ấm dẹp buồn thương

Ta đi lên đường cất tiếng ca / Chim hạc vỗ cánh tiếp bay xa

Vượt qua sóng gió đời phiêu lãng / Chặng cuối hương chiều vẫn ngát hoa.

Ngô Huyền

22:44:37 15-05-2019

VHDN: Không chỉ lo công ăn việc làm, tạo niềm vui cho mọi người, mọi nhà có cuộc sống đủ đầy, ông Đào Huy Tùng còn tích cực hoạt động thơ ca làm giàu chất văn hóa trong doanh nghiệp, trong bạn thơ, giàu chất nhân văn trong cộng đồng và cả trong dòng họ. […]

Đối tác của chúng tôi