Sự kiện - chuyên đề:

Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp nhỏ nhưng kích cầu kinh tế lớn cho Quốc gia

Ngày 6/7/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với BCH Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Giới phân tích cho rằng: “Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp nhỏ nhưng lại kích cầu kinh tế lớn cho Quốc gia”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội VINASME Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành VINASME Việt Nam.

Nhìn lại “gốc rễ” của kinh tế…

Sở dĩ giới phân tích kinh tế đưa ra quan điểm nêu trên vì: Nếu như trước đây, chỉ số GDP và lạm phát là yếu tố quan trọng để đánh giá nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới, thì giờ đây, theo một số học thuyết thịnh hành của nhiều nước phương Tây lại cho rằng: “vấn đề việc làm mới chính là thước đo sức khoẻ kinh tế của từng quốc gia“.

Ổn định việc làm là ổn định nền kinh tế. “Dân có giàu thì nước mới mạnh” – Quan điểm ấy xuyên suốt mọi thời đại, đúng với tất cả các quốc gia, dân tộc. Chẳng thế mà tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn “lấy dân làm gốc” – Tư tưởng đó mãi soi sáng công việc của Đảng và Nhà nước ta trong việc vận dụng, điều hành trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị cho đến kinh tế, văn hóa, giáo dục…vv…

Còn nhớ, năm 2014, khi Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Tổng cục Thống kê và tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố cả nước có 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đã khiến dư luận lúc giờ không khỏi bàng hoàng. Không chỉ có những ngành khoa học, xã hội mà ngay cả những ngành quản lý, kế toán, tài chính… cũng xảy ra tỷ lệ thất nghiệp rất cao.

Phân tích về nguyên nhân tình trạng thất nghiệp nêu trên, các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp cao như vậy chủ yếu là do sự suy thoái nền kinh tế. Theo một số học thuyết đang thịnh hành gần đây ở các nước phương Tây cho rằng: “chỉ số việc làm là thước đo sức khỏe kinh tế thay vì trước đây chỉ dùng GDP và lạm phát”.  Ở các nước như Mỹ, chỉ số thất nghiệp được xem là thước đo chính của nền kinh tế. Chính sách kinh tế có thành công hay không cũng được đo bằng chỉ số thất nghiệp. Nhưng để giải quyết tình trạng thất nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại sao lại vậy?

Ảnh minh họa
Toàn cảnh buổi làm việc.

Chúng ta quay lại lịch sử để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Năm 2009 tại Trung Quốc đã có khoảng 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa. 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đang sống dở chết dở. Bấy giờ, một Giáo sư trường Đại học La Val của Canada nhận định, hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ỏ Trung Quốc phải đóng cửa chứng tỏ hệ thống nền kinh tế Trung Quốc đang có vấn đề. Tại thời điểm đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc chiếm 99%/ tổng số lượng doanh nghiệp đăng ký. Đóng góp hơn 60% cho GDP, đóng góp hơn 50% về thuế và cung cấp 75% công ăn việc làm ở đô thị.

Nhận thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất nhiều các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề suy thoái nền kinh tế thị trường. Vì nó là yếu tố sống còn và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng xem như thước đo tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia khi trở thành “hạt nhân” quan trọng trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm của quốc gia đó.

Một Giáo sư trường Đại học Indiana Mỹ từng nhận định, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng tạo ra cơ hội việc làm. Một doanh nghiệp vừa và nhỏ có là gì đâu, nhưng nó tạo ra việc làm cho 10-40 lao động, thế là mọi người có việc làm. Kinh tế quan trọng nhưng việc làm còn quan trọng hơn.

Quay trở lại Việt Nam, chúng ta có thể thấy: vẫn trình độ đại học đấy, vẫn chất lượng giáo dục đấy, ngày hôm qua thì có việc làm, sang ngày hôm sau lại không có việc, thì nguyên nhân “chính” là do nền kinh tế có sự suy thoái khi không thể tạo ra công ăn việc làm mới.

Chủ tịch Hiệp hội SME tại cuộc làm việc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại cuộc làm việc.

Năm 2020, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân  – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam từng trả lời báo chí rằng: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra khoảng 60% GDP, tạo ra hơn 90% việc làm cho người lao động”. Thế mới thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng thế nào đối với xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế của một quốc gia.

Chính phủ gỡ khó cho doanh nghiệp…

Ảnh minh họa
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe, chia sẻ, nỗ lực để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch covid, của thiên tai vv…đã gây ra ảnh hướng lớn đối với việc suy thoái nền kinh tế toàn cầu – nền kinh tế Việt Nam cũng vì thế mà bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ đạt 1,7%, mức thấp nhất kể từ năm 1993 (không tính giai đoạn 2009-2020). Điều đó có nghĩa, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ chậm nhất trong 30 năm.

Còn ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết: Tính chung cả năm 2022, cả nước có 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thì trường. Con số khổng lồ này đa phần phản ánh tình trạng khó khăn của nền kinh tế. Chúng ta cứ tính đơn giản trung bình mỗi doanh nghiệp khoảng 30 lao động, với 143.200 doanh nghiệp thì đã có tới bao nhiêu người lao động mất việc làm…

Nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2012, Chính phủ đã từng bàn hành Quyết định 1231 /Q Đ –TT là thành lập 350.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ mục tiêu đến năm  2015. Mục đích để các doanh nghiệp phát triển ổn định trước sự biến động của nền kinh tế thị trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề ra các nhóm giải pháp. Trong đó quan trọng như, thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có các dự án…

Từ chính sách nêu trên, chúng ta có thể thấy, Chính phủ rất quan tâm đến sự “sống còn và phát triển” của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và sự kiện ngày 6/7/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được giới phân tích nhận định: “Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp nhỏ nhưng lại kích cầu kinh tế lớn cho Quốc gia”…

Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập

15:08:38 17-07-2023

Ngày 6/7/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với BCH Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Giới phân tích cho rằng: “Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp nhỏ nhưng lại kích cầu kinh tế lớn cho Quốc gia”. Thủ tướng Phạm Minh Chính […]

Đối tác của chúng tôi