Sự kiện - chuyên đề:

Bạc Liêu: Đồng lòng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, đưa Nghề nuôi và chế biên tôm trở thành“thủ phủ”của cả nước.

VHDN: Ông  Bí thư Tỉnh ủy – Lữ Văn Hùng cho biết khát vọng của tỉnh tập trung xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước vào năm 2025 là nhiệm vụ chính trị lớn, đáp lại sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng Chính phủ đối với tỉnh Bạc Liêu. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, sẽ tạo tiền đề vững chắc cho tỉnh phát triển nhanh.

Tuy nhiên, thời gian từ nay đến năm 2025 không còn nhiều, trong khi việc xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ” tôm còn rất nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, nhất là bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững. Do vậy, cả hệ thống chính trị phải chung tay thi đua và vào cuộc thật quyết liệt. Đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu đột phá này, xứng đáng là ngọn cờ đầu của cả nước về phát triển thủy sản nói chung và ngành tôm công nghệ cao nói riêng.

Cũng với chủ đề trên Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Văn Thiều cho biết: Khẩn trương xây dựng hoàn thành và sớm đưa vào sử dụng Khu nông nghiệp ứng CNC phát triển tôm Bạc Liêu. Thực hiện thắng lợi “Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước”  các sở, ban, ngành và các địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tại Đề án chủ động, quyết liệt và tích cực triển khai thực hiện. Phấn đấu Bạc Liêu trở thành nơi có sức hút các nhà đầu tư, các nguồn lực và có thể tạo được tác động lan tỏa để thúc đẩy ngành tôm phát triển.

Phải phấn đấu và khẩn trương xây dựng hoàn thành và sớm đưa vào sử dụng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) phát triển tôm Bạc Liêu, với nòng cốt là các tổ chức khoa học, công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm. Xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng CNC là hướng phát triển chính của tỉnh, khuyến khích phát triển hình thức nuôi CNC mô hình nông hộ. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình giám sát dịch bệnh, vùng giám sát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Giới thiệu cung cấp thông tin một cách công khai minh bạch về các quy hoạch, chủ trương đã và đang áp dụng, nhất là chủ trương xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước”. Trong đó, cụ thể hóa các khu sản xuất CNC, khu sản xuất phụ trợ, hạ tầng thủy lợi, giao thông và khả năng cung cấp nguyên nhiên liệu, điện năng… để các nhà đầu tư nắm rõ trước khi quyết định đầu tư.

Nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong dân. Thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát chủ động đối với ao nuôi và kênh cấp đối với vùng đệm và các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Đồng thời, xây dựng nhãn hiệu và phát triển sản phẩm mang thương hiệu tôm Bạc Liêu.

UBND tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương để tăng cường đầu tư hạ tầng cho con tôm. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn để sớm triển khai đầu tư lưới điện phục vụ cho các vùng nuôi tôm; đầu tư các dự án hạ tầng vùng nuôi tôm, hạ tầng phục vụ sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản và các dịch vụ hậu cần liên quan. Đặc biệt là đầu tư Dự án hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam Quốc lộ 1A để đảm bảo nguồn nước ngọt “giải khát” cho con tôm và hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm gây lãng phí, hủy hoạt tài nguyên nước.

* TS Lê Anh Xuân – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Tư vấn chuyển giao công nghệ nuôi tôm sạch Trúc Anh

Chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao mô hình nuôi để làm giàu từ con tôm, TS Lê Anh Xuân cho biết:

Một trong những khó khăn trong phát triển nghề nuôi tôm ở Bạc Liêu kéo dài chính là xây dựng nên một mô hình mẫu để giúp nông dân tránh rủi ro, tăng lợi nhuận và hơn cả chính là bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững như Báo Bạc Liêu đã phản ánh.

Với mong muốn chia sẻ thành công cùng cộng đồng và chung tay, góp sức xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm, công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh đã nghiên cứu thành công “Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước” và được Bộ NN&PTNT công nhận là quy trình tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam về nuôi tôm. Đồng thời, thành lập Hợp tác xã Tư vấn chuyển giao công nghệ nuôi tôm sạch gắn với đầu tư trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ cho nông dân.

Ưu điểm nổi bật của quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc này chính là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do không sử dụng kháng sinh, hóa chất mà chỉ sử dụng vi sinh, chế phẩm sinh học và không thay nước. Vì vậy, sẽ tránh được nạn ô nhiễm môi trường do xả thải. Đặc biệt, giảm chi phí từ 10 – 20% so với nuôi truyền thống và giá bán cao hơn so với thị trường từ 5 – 10% (vì đây là tôm sạch). Cũng như, hệ số chuyển đổi thức ăn khoảng 0.85 – 1 so với nuôi thông thường từ 1.2 – 1.6. Mật độ tôm nuôi từ 200 – 300 con/m2 và tăng số vụ nuôi lên từ 4 – 5 vụ/năm sao với truyền thống từ 1 – 2 vụ/năm. Riêng năng suất tôm thu hoạch sẽ đạt từ 120 – 150 tấn/ha/năm…

Với phương châm luôn đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh và nông dân, công ty Trúc Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao mô hình nuôi này cho nông dân để ai cũng có thể làm giàu từ con tôm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh gửi đơn yêu cầu giải quyết nạn thương lái thao túng thị trường từ năm 2018 nhưng đến nay chưa được quan tâm xử lý

Thương lái thu mua tôm nguyên liệu của nông dân rồi xuất bán sang các tỉnh ngoài

Lư Dũng

08:38:31 25-05-2022

VHDN: Ông  Bí thư Tỉnh ủy – Lữ Văn Hùng cho biết khát vọng của tỉnh tập trung xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước vào năm 2025 là nhiệm vụ chính trị lớn, đáp lại sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng Chính phủ đối […]

Đối tác của chúng tôi