Sự kiện - chuyên đề:

Doanh nhân và bản lĩnh vượt qua khó khăn, vươn lên tầm cao mới

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện.

Đây là lực lượng chủ lực, tiên phong tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế cho người lao động, qua đó, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội.

Luôn đồng hành cùng đất nước

Nhớ lại 37 năm trước, đất nước ta nằm trong sự bủa vây của khó khăn kinh tế, cuộc sống nhọc nhằn với tỷ lệ trên 50% số hộ trong cả nước là hộ nghèo. Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã như làn gió mùa Xuân đem lại sự hồi sinh cho nền kinh tế, đặc biệt việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã khởi nguồn cho sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đầu những năm 1990, sau khi Luật Công ty và Luật DN tư nhân được ban hành, bên cạnh các DN Nhà nước (DNNN), trong toàn quốc chỉ có khoảng 5.000 DN tư nhân.

Ngày hôm nay, khu vực kinh tế tư nhân đã có tới gần 900.000 DN, cùng với các DNNN, các DN FDI, các HTX tạo thành lực lượng hùng hậu thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, đưa quy mô GDP Việt Nam nằm trong Top 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong Top 20 của thế giới, sản phẩm Việt Nam tự hào vươn ra thị trường toàn cầu, đến mọi châu lục, đồng thời cũng đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước. Đời sống Nhân dân được cải thiện vượt bậc, GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 4.110 USD, tăng 48 lần so với năm 1986.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các đại biểu tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các đại biểu tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

Với nhìn nhận, DN là lực lượng chủ lực trong xây dựng kinh tế, thì doanh nhân chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành đội ngũ DN của đất nước. Với số lượng DN hiện nay, đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo DN đã đạt con số từ 2 – 3 triệu người, nếu tính tất cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người. Đây là một nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, có vai trò quan trọng trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập của nước Việt Nam thời kỳ mới.

Sau hơn 36 năm đổi mới, đến năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 409 tỷ USD, tăng khoảng 51 lần (GDP năm 1986 đạt khoảng 8 tỷ USD). Đặc biệt, giai đoạn 1986 – 2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới. Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 431 tỷ USD năm 2022 và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới.

Trước nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có, với nỗ lực vượt bậc, 9 tháng năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh tích cực, góp những gam màu sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Tổng doanh thu toàn Petrovietnam 9 tháng ước đạt 643,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch 9 tháng, bằng 95% kế hoạch năm; nộp ngân sách toàn Petrovietnam 9 tháng ước đạt 102,4 nghìn tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch năm 2023 (đã hoàn thành kế hoạch cả năm 78,3 nghìn tỷ đồng trước 5 tháng); lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn 9 tháng ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm. Những kết quả đạt được thể hiện khát vọng lớn của Petrovietnam, khẳng định vai trò tiên phong của tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện; là lực lượng chủ lực, tiên phong tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế cho người lao động, qua đó, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã có gần 900.000 DN đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh, khu vực DN đóng góp hơn 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc.

Cùng với việc tăng nhanh về quy mô số lượng, năng lực quản trị, trình độ kiến thức, kỹ năng kinh doanh và chuyên môn các DN, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều DN, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới, góp phần đưa thương hiệu Việt ra toàn cầu.

Đã xuất hiện những doanh nhân, DN lớn với thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới, đang thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển các ngành, địa phương, dẫn dắt DN nhỏ và vừa, DN trong ngành phát triển. Tiêu biểu có: Vietjet Air, THACO, Vingroup, Viettel, FPT, VNPT, Vietcombank, BIDV, BRG, Tập đoàn TH, Geleximco, Tập đoàn Phú Thái, PNJ, Doji, Vinamilk, Lộc Trời, Thái Bình Shoes (TBS), Tổng Công ty Kinh Bắc,… Các sản phẩm phong phú, chất lượng cung cấp bởi các DN Việt Nam đã vươn ra thị trường toàn cầu, đến mọi châu lục, đồng thời cũng đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước.

Các công trình hạ tầng quy mô, các khu đô thị văn minh, hiện đại, các tòa nhà biểu tượng, các sản phẩm công nghệ cao đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và đưa đất nước vững vàng phát triển, từng bước hiện thực hóa chủ trương, mục tiêu của Đảng về xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Bên cạnh thực hiện phát triển DN, doanh nhân Việt Nam ngày càng ý thức và quan tâm xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội. Đạo đức doanh nhân là yếu tố cốt lõi để xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh là yếu tố nền tảng để phát triển DN bền vững. Không chỉ chăm lo ngày càng tốt hơn cho người lao động, mà trong các thời điểm khó khăn khi đất nước đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, các doanh nhân luôn hết mình ủng hộ, đóng góp tài lực, trí tuệ cho xã hội, điển hình như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua.

Bên cạnh thực hiện phát triển DN, doanh nhân Việt Nam ngày càng ý thức và quan tâm xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội. Đạo đức doanh nhân là yếu tố cốt lõi để xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh là yếu tố nền tảng để phát triển DN bền vững. Không chỉ chăm lo ngày càng tốt hơn cho người lao động, mà trong các thời điểm khó khăn khi đất nước đối mặt với thiên tai, dịch bệnh các doanh nhân luôn hết mình ủng hộ, đóng góp tài lực, trí tuệ cho xã hội, điển hình như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua.

Đảng, Nhà nước, Nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân

Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức ký ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành trong bối cảnh và sự cần thiết. Kết quả tổng kết Nghị quyết 09-NQ/TW cho thấy sự đúng đắn và kịp thời của Đảng khi cách đây 12 năm đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh việc kế thừa những nội dung còn nguyên giá trị của Nghị quyết 09-NQ/TW, Nghị quyết 41-NQ/TW cũng đưa ra những nội dung mới trong quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đã được minh chứng qua mấy chục năm đổi mới có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng DN, doanh nhân. Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao. Với thị trường như hiện nay, cũng như trải qua đại dịch và chiến tranh thương mại, DN Việt hoàn toàn có cơ hội, bản lĩnh và niềm tin để chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước còn bỏ ngỏ, tiến tới tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Qua đó, đóng góp sớm đưa đất nước trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển cao theo đúng hướng chỉ đạo.
Bản thân Hiệp hội thường xuyên thúc đẩy, hỗ trợ cho các DN hợp tác, cùng sản xuất với các đối tác quốc tế có nền công nghiệp phát triển, có chuỗi liên kết toàn cầu với nền công nghệ cao gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững. Đây là chìa khóa, giấy thông hành để các DN thành viên phát triển tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và vươn lên…
Chủ tịch Hiệp hội DN công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), Chủ tịch HĐQT N&G Group Nguyễn Hoàng

Cụ thể, Nghị quyết xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, đây là điểm tương tự Nghị quyết 09 nhưng có bổ sung “là một trong những lực lượng nòng cốt” góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nghị quyết 41 đề ra mục tiêu tổng quát phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều DN đạt tầm khu vực, một số DN đạt tầm thế giới; một số DN lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số DN có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng DN trước thềm kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đồng thời cam kết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, tiếp thu tối đa các ý kiến của các tổ chức hiệp hội, cộng đồng DN để xây dựng và phát triển cộng đồng DN, doanh nhân hùng mạnh và đoàn kết. Tinh thần là không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả cụ thể.

“Lịch sử cho thấy, cộng đồng DN Việt Nam đứng trước thử thách lại được tôi luyện thêm sự kiên cường, bền bỉ, bản lĩnh, sự linh hoạt và tinh thần đổi mới sáng tạo. Thủ tướng tin tưởng rằng, cộng đồng DN Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành, chia sẻ khó khăn và ủng hộ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các chỉ đạo điều hành để cùng nắm bắt cơ hội mới, vận hội mới, nâng cao năng lực nội sinh, góp phần vào xây dựng một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng, Nhân dân hạnh phúc, ấm no” – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Các cơ quan Nhà nước đã ký 16 hiệp ước tự do thương mại thế hệ mới và sắp ký 3 hiệp ước nữa. Đó là cơ hội cho DN hợp tác với các nước, có môi trường tự do sáng tạo phát huy năng lực của mình. Chính phủ đã thương yêu DN thì thương yêu nhiều hơn. Đã quan tâm thì quan tâm nhiều hơn. Nếu đã thấy khó khăn nên tháo gỡ, việc thuế, phí theo quy định có thể hạ sâu, dài hơn. Với tình cảm đó, DN Việt Nam như đàn chim sẽ dang cánh bay trên bầu trời, đưa Việt Nam vào vị thế quốc gia hùng cường và hạnh phúc.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình

Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị

14:49:09 13-10-2023

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện. Đây là lực lượng […]

Đối tác của chúng tôi