Sự kiện - chuyên đề:

Hòa thượng, GS.TS Thích Huệ Đăng: Hành trình “Sống bằng sáng tạo”

VHDN:Hòa thượng Thích Huệ Đăng với thông điệp “Hành đạo mà chẳng giúp gì được cho đời thì vô nghĩa. Hành đạo không thể xa rời thực tế. Bởi vì đạo Phật là của con người, từ Chân tâm của con người phát ra. Muốn hiện thực được đạo thì phải từ nơi con người tự chứng…”. Vì vậy, Ngài nhập thế bằng tư tưởng, trí tuệ phát sáng để giúp ích cho cộng đồng…

Vị chân tu nhập thế

Hòa thượng Thích Huệ Đăng sinh năm 1940 tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Thế danh là Nguyễn Văn Sáu. Người mẹ mất năm ngài lên 9 tuổi, rồi 12 tuổi mất cha, học hết lớp 3 trường làng, rồi nghỉ học bươn chải giữa đời làm đủ nghề kiếm sống. May mắn khi 16 tuổi gặp được người tốt dạy dỗ, dìu dắt, cho ngài vào làm việc tại Công ty Sản xuất máy công nghiệp Senco (Nhật Bản). Ngài đã tận tụy làm việc, học hỏi, dần dần xây dựng sự nghiệp. Ngài lập gia đình và là một cư sĩ tu tại gia.

Kỷ lục gia Nguyễn Văn Sáu (Hòa thượng – Đạo sư Thích Huệ Đăng) đón nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU).

Năm 33 tuổi, ngài bắt đầu hành trình tu tập. Ngài tu yago 3 năm trong hang đá trên Thiên Cấm Sơn (tỉnh An Giang), lang thang hành khất khắp Sài Gòn, miền Tây, bán bánh mì, hủ tiếu chay, ngủ gầm cầu Thị Nghè. Ngài chính thức xuất gia tại Tổ đình Long Thiền (tỉnh Đồng Nai) vào đầu những năm 80 thế kỉ trước. Sư phụ ngài là cố Hòa thượng Thích Huệ Thành. Tại đây, ngài nghiên cứu kinh sách Phật giáo. Ngộ được hai câu kinh Duy Ma Cật: “Không rời đạo Phật mà làm các việc phàm phu, chỗ đó mới là yên lặng. Không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, chỗ đó mới là yên lặng”. Năm 1983, ngài rời Tổ đình, xa sư phụ, rời chức vị Thống sự trường hạ (quản lí trường học mùa hạ của tăng, ni) và Giáo thọ A-xà-lê (người kiểm soát tất cả hành vi, việc làm, việc học hành của tăng, ni). Với hai bàn tay trắng, ngài lên Đà Lạt cùng một túi nải, tu trong mật thất La Bá và Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Hàng ngày ăn chay với ngọn su su luộc, nước tương. Năm 1986 bằng trí tuệ phát sáng, ngài quyết định ra thất và tu nhập thế giúp ích cho cộng đồng.

Nhà khoa học đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

“Đi tu trước hết phải tự nuôi sống mình, phải có cống hiến với thế nhân, với xã hội”. Vậy nên khi tu nhập thế, ngài là một “nhà sư nông dân” trồng cà phê để tự nuôi sống mình. Khoảng thời gian đó, hoa địa lan ở Đà Lạt không xuất khẩu được, người ta nhổ bỏ, vứt chất đống. Ngài suy nghĩ, quyết định nhặt từng gốc lan về, học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm bón. Ngài vào rừng lấy cây dớn, băm làm giá thể cho lan, mất 7 năm để lan trổ hoa. Ngài vừa chăm lan, vừa tu, vừa nghiên cứu kinh điển, âm thầm ghi lại những hiểu biết, không khất thực, không nhận cúng dường.

Hòa thượng Thích Huệ Đăng bán hoa lan ở Công viên 23-9, TP Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết.

Năm 1990, một số ít địa lan cho thu hoạch, ngài bán lấy tiền đi học. Trong 10 năm, ngài học xong khóa bồi dưỡng Giảng sư và tiếp theo khóa đào tạo Giảng sư cao cấp của Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có 2 năm học tại Ấn Độ.

Hòa thượng Thích Huệ Đăng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư sâm Ngọc Linh Việt Nam đang nghiên cứu tại vườn trồng sâm.

Khi trồng địa lan, để mở rộng quy mô, Hòa thượng phải mua cây giống rất đắt. Ngài tìm hiểu việc tự nhân giống địa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô. Nghĩ là làm, ngài nghiên cứu trong sách, tham khảo kinh nghiệm từ người quen. Kĩ thuật cơ bản ngài có được từ lớp dự thính tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Về Đà Lạt, ngài mày mò nghiên cứu, thực hiện nhân giống cây địa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô, làm chủ công nghệ về nguồn giống cây. Sau nhiều năm nghiên cứu, chăm sóc địa lan, áp dụng khoa học kĩ thuật, ngài đã thành công trong một nghiên cứu mang ý nghĩa rất lớn cho môi trường, đó là thay thế giá thể trồng hoa lan từ cây dớn lấy trong rừng bằng vỏ cà phê, loại phế phẩm nông nghiệp hữu cơ nhưng gây ô nhiễm môi trường.

Không chỉ là “Nhà sư – Nông dân” ngài còn là một doanh nhân, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang (hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Lâm Đồng). Công ty cổ phần đầu tư sâm Ngọc Linh Việt Nam – nhà khoa học có 2 bằng độc quyền sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ KH & CN cấp.

Nhà sư – Nhà khoa học Thích Huệ Đăng đang nghiên cứu trong phòng nuôi sinh khối.

Tuổi ấu thơ, Thượng tọa Thích Huệ Đăng chỉ học hết lớp 3 nhưng ngày nay trở thành nhà khoa học nông nghiệp. Bởi ngài đạt được “trí tuệ ứng dụng”. Ngài nói: “Khi người tu thành tựu được trí tuệ để ứng dụng, lấy tâm làm cha, lấy trí tuệ làm mẹ, lấy cộng đồng làm quyến thuộc thì ứng dụng mọi hình tướng đều vô ngại – như nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà học giả, nhà giảng viên đều là phương tiện để nhập thế, để hoàn thành được trí tuệ trùm khắp của chính mình.”. Với hành trình “sống bằng sáng tạo”, Thượng tọa không dừng lại ở hoa địa lan. Năm 2007, ngài được một người bạn tặng 2 củ sâm Ngọc Linh tự nhiên, để dùng và đã chữa khỏi căn bệnh gan mạn tính. Từ đó, ngài có duyên nghiệp với cây sâm Ngọc Linh. Năm 2008, ngài cùng 2 học trò vượt núi Ngọc Linh cao 2800 m, địa hình vô cùng hiểm trở, tìm được 98 cây sâm Ngọc Linh tự nhiên mang về trồng, nhân giống.

Thượng tọa Thích Huệ Đăng bằng “tâm hi sinh, nhẫn nhục, siêng năng” đã đạt được thành công. Như Cổ đức có nói “Không có tôn giáo nào qua được chân lí, không có đạo đức nào qua được tình thương, không có con đường nào qua được trí tuệ”. Người học để lấy bằng cấp mục đích là tạo bản ngã, nhưng cần có kĩ năng vì kĩ năng và trí tuệ là xuất phát từ trong tâm thanh tịnh chính mình nhưng người đời ít biết. Ngài được trí tuệ khai sáng, dù chưa qua trường lớp nào nhưng lại nghiên cứu và nhân bản vô tính thành công giống sâm Ngọc Linh, thứ “quốc bảo” của đất nước.

Trải qua nhiều năm ứng dụng, ngài nghiên cứu tạo mẫu sâm Ngọc Linh để nhân giống, nuôi trong phòng thí nghiệm, đưa cây con ra trồng ngoài vườn. Do không hợp thổ nhưỡng cây chết rất nhiều, ngài lại miệt mài đi tới nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau mang theo cây giống để trồng như: Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), đồi Sương Mù (Khe Sanh, Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai) mỗi nơi trồng 1.000 cây, sau một thời gian cây sâm chết hết. Thượng tọa về lại Đà Lạt, lại nghiên cứu và cải thiện giá thể, điều kiện sống, cách chăm sóc cây,vv… Cây chẳng phụ lòng người, cuối cùng, những cây sâm Ngọc Linh phát triển rất tốt và nghiên cứu này được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng sáng chế độc quyền “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô” vào cuối năm 2012. Ngài còn được Ban Tôn giáo Chính phủ tôn vinh là “Nhà khoa học đầu tiên của Phật giáo Việt Nam”.

Thượng tọa Thích Huệ Đăng cũng là người đầu tiên chế tạo thành công sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh dạng viên nén có chất lượng cao giúp hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh nan y. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ một lần nữa cấp thêm bằng sáng chế độc quyền cho “quy trình sản xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh dạng viên nén và sản phẩm thu được từ quy trình này”. Ngày 26.8.2018, Thượng tọa được Đại học Kỉ lục Thế giới trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự, vinh danh “Nhà sư đầu tiên là tác giả và là nhà khoa học được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Việt Nam”. Ngày 27.12.2019, ngài được Viện Đại học Kỉ lục Thế giới cấp bằng chứng nhận Giáo sư danh dự tại Ấn Độ.

Thành tựu và giá trị để đời

Tu hành ngót nửa thế kỉ, Thượng tọa Thích Huệ Đăng để lại 3 tài sản lớn cho cộng đồng:

1. Chân lí Phật giáo ứng dụng;

2. Yoga ứng dụng;

3. Cây sâm Ngọc Linh.

Ba giá trị quý giá nhất để quyết định thành công của một đời người là: Sức khỏe, Trí tuệ (kĩ năng) và Uy tín. Đồng thời, ngài đề ra phương châm như là chìa khóa để đi tới thành công: “Hi sinh – Nhẫn nhục – Siêng năng – Chân thật – Tình thương”. Để lại cho đời 43 bộ luận giảng kinh điển (21 bộ Luận kinh Phật, 22 bộ Khai thị luận) và nhiều bài viết khác có giá trị.

Mặc dù đã ở tuổi 81, cuộc đời Thượng tọa vẫn tiếp tục những thử thách, nhưng chắc chắn không bao giờ ngài bỏ cuộc, càng kiên định như bài thơ ngài viết:

Hạnh Dương

15:42:03 09-11-2021

VHDN:Hòa thượng Thích Huệ Đăng với thông điệp “Hành đạo mà chẳng giúp gì được cho đời thì vô nghĩa. Hành đạo không thể xa rời thực tế. Bởi vì đạo Phật là của con người, từ Chân tâm của con người phát ra. Muốn hiện thực được đạo thì phải từ nơi con người […]

Đối tác của chúng tôi