Sự kiện - chuyên đề:

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: “Tăng trưởng kinh tế khó đạt mục tiêu nhưng 5% cũng thuộc nhóm cao”

Báo cáo giải trình thêm tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Dự báo năm nay tăng trưởng khoảng 5%.

Dẫn số liệu dự báo của IMF, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, tăng trưởng khoảng 5% của Việt Nam trong năm nay dù không đạt mục tiêu đề ra nhưng cũng thuộc nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn.

Phó Thủ tướng cho biết, dự báo kinh tế toàn cầu “có giảm đi một chút, còn 2,9%, trước đó dự báo 3%”; khu vực đồng Euro dự báo xuống mức 0,7%; trong ASEAN thì Campuchia được dự báo tăng cao nhất khoảng 5,6%; Philippines là 5,3%, Indonesia 5%; Việt Nam được dự báo khoảng 4,7% năm 2023; còn Singapore và Brunei rất thấp.

Về giải ngân đầu tư công, ông Lê Minh Khái cho rằng, dù chưa đạt như mong đợi nhưng có cải thiện so với 02 năm gần đây. Quý II, quý III đều tăng và đây là sự nỗ lực rất lớn.

Lý do không đạt mục tiêu đề ra là dự kiến có 5/15 chỉ tiêu kinh tế – xã hội không đạt. Đáng lưu ý là tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến không đạt mục tiêu; tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế suy giảm, kể cả 03 trụ cột chính là: đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ bám sát mục tiêu tổng quát, thực hiện các nội dung có trọng tâm, trọng điểm để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu một cách toàn diện, tạo đà cho 5 năm; giải quyết các vấn đề ngắn hạn và dài hạn, trong đó tập trung vào các nội dung về cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Ảnh internet.

Ảnh internet.

Cùng với đó tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Giải quyết các điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, củng cố, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, đặc biệt là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng hấp thụ vốn, tiếp cận vốn tín dụng, điều hành hợp lý tỷ giá lãi suất, kiểm soát chặt chẽ, chất lượng tín dụng, nợ xấu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, lao động, khoa học, công nghệ.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

08:20:21 17-10-2023

Báo cáo giải trình thêm tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Dự báo năm nay tăng trưởng khoảng 5%. Dẫn số liệu dự báo của […]

Đối tác của chúng tôi